PHÈN ĐƠN – PHÈN NHÔM SUNFAT ( AL2(SO4)3 .18 H2O)

PHÈN NHÔM SUNFAT LÀ GÌ? 5 ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN TRONG CÔNG NGHIỆP

Phèn nhôm hay đặc biệt là phèn nhôm sunfat là một sản phẩm hóa chất với nhiều công dụng được dùng rộng rãi trong nhiều ngành đặc biệt là ngành xử lý nước.

Phèn nhôm là gì? Công thức của phèn nhôm và công dụng của chúng là  gì? Đây là một trong những hóa chất có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực nhất hiện nay. Lưu ý rằng vai trò và công dụng của loại hóa chất này sẽ được phát huy hơn nữa và có thể đạt được hiệu suất tối đa nếu như bạn nắm rõ định nghĩa cũng như những ưu, nhược điểm của nó đấy!

Phèn nhôm hay còn gọi là Kali alum là muối sunfat kép của Kali và nhôm với tên gọi thường được biết đến là phèn chua.Phèn nhôm còn có nhiều tên gọi khác nhau như gọi là vũ nát, vũ trạch, hoặc là mã xĩ phàn, nát thạch, minh thạch, muôn thạch, trấn phong thạch, tất phàn, sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch, bạch phàn,…

Công thức phèn nhôm là KAL(SO)4)2. 12H2O hay K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O trong đó “K” là một cation hóa trị như Amoni hoặc Kali và “M” là ion kim loại hóa trị ba như nhôm là chất có hình dạng hạt tinh thể có màu trắng hoặc hơi ngả vàng.

Phèn nhôm amoni hay còn gọi  Amoni nhôm sunfat hay được gọi là phèn nhôm sunfat .Công thức hóa học của nhôm sunfat là Al2(SO4)3.nH2O. Tùy theo điều kiện sản xuất mà có thể thu được nhiều giá trị công thức phèn nhôm với n khác nhau, có thể là 18,16, 27,…và thường gặp nhất là hai hóa trị 17,18 ở dạng Al2(SO4)3.17H2O và Al2(SO4)3.18H2O với hàm lượng Al 2(SO4)3 khác nhau.

Còn với A là Kali thì chất này được gọi là Kali nhôm sunfat hay phèn nhôm kali, thường gọi là phèn chua có công thức hóa học là KAl(SO4)2.12H2O với dạng tinh thể lớn hình bát diện, không màu với khối lượng riêng 1,75g/cm3; đun nóng đến 200 độ C thì mất nước kết tinh, thành phèn khan ở dạng bột trắng (thường gọi là phèn phi hoặc khô phèn) ít tan trong nước.

Tính chất và cơ chế keo tụ của phèn nhôm

  • Khối lượng mol: 258.205 g/mol
  • Khối lượng riêng: 1.725 g/cm3
  • Tỷ trọng: 1.760 kg/m3
  • Nóng chảy ở 92 – 93 độ C
  • Độ sôi: 200 độ C
  • Phân tử gam: 258.207 g/mol
  • Độ hòa tan trong nước: 14.00 g/100 mL (20°C); 36.80 g/100 mL (50°C)
  • Không tan trong acetone

Phèn nhôm khi đóng vai trò là chất keo tụ sẽ xảy ra phản ứng thuỷ phân:

Al2(SO4)3 + 6H2O = 2Al(OH)3 + 6 H+ +3SO42-

Khi độ kiềm của nước thấp, cần kiềm hóa nước bằng NaOH. Liều lượng chất kiềm hóa tính theo công thức:

                     Pk = e1x(Pp /e2 – Kt + 1)x100/c    (mg/l)

Trong đó:

Pk : Hàm lượng chất kiềm hóa (mg/l)

Pp : Hàm lượng phèn cần thiết dùng để keo tụ (mg/l)

e1, e2 : Trọng lượng đương lượng của chất kiềm hóa và của phèn, (mg/mgđl)

với e1 = 40 (NaOH) ; e2 = 57 (Al2(SO4)3)

Liều lượng phèn để xử lý nước đục lấy theo TCXD – 33:2006 như sau:

Hàm lượng cặn của nước nguồn (mg/l)

Liều lượng phènkhông chứa nước (mg/l)

Đến 100 25 – 35
101 – 200 30 – 40
201 – 400 35 – 45
401 – 600 45 – 50
601 – 800 50 – 60
801 – 1000 60 – 70
1001 – 1500 70 – 80

Tại Việt Nam, công dụng của phèn nhôm sunfat là loại chất keo tụ được sử dụng rộng rãi. Với tên gọi thường được biết đến là phèn chua, các nhà sản xuất sử dụng phèn nhôm như một chất tạo kết tủa khi chúng gặp các hạt ô nhiễm nhỏ vào tạo hạt lớn giúp dễ dàng xử lý hơn.

Công dụng của phèn nhôm trong xử lý nước thải

Ứng dụng của phèn nhôm trong xử lý nước thải: Phèn nhôm đóng vai trò là chất kẹo tụ, làm lắng những cặn bẩn để làm trong nước giúp làm trong nước với đặc tính dê tan trong nước. Phèn nhôm thực hiện được điều này nhờ phản ứng trao đỏi tạo thành kết tủa với các hydroxit lơ lửng trong nước giúp lắng cặn và dễ dàng xử lý nước thải.

Tương tự như vậy phản ứng trao đổi và tạo thành kết tủa của phèn chua với xử lý nước hồ bơi. Nhưng cần lưu ý cần sử dụng với lượng hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm chi phí

Công dụng của phèn nhôm trong ngành dệt nhuộm

Trong ngành nhuộm vải phèn nhôm được sử dụng như chất gắn màu vì khi nhuộm, hydroxit sẽ được sợi vải hấp thụ và giữ chặt kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành độ bền màu cho vải.

Công dụng của phèn nhôm trong ngành sản xuất giấy

Ứng dụng trong ngành giấy: ứng dụng của phèn nhôm được cho vào bột giấy cùng với muối ăn để tạo nên Nhôm clorua bằng phản ứng thủy phân tạo nên hidroxit, hidroxit kết dính những sợi xenlulo với nhau làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết.

Công dụng của phèn nhôm trong ngành khác

Bên cạnh đó, phèn nhôm đôi khi cũng được dùng để làm giảm độ pH của đất vườn trong nông nghiệp. Ngoài ra công dụng của phèn nhôm còn được sử dụng rộng rãi trong y học như thuốc cầm máu, thuốc giảm đau, thuốc chữa đau răng, sát trùng ngoài da hay giảm đau do bị động vật đốt và cắn.

Ưu nhược điểm của phèn nhôm trong công nghiệp

Ưu điểm vượt trội của phèn nhôm

– So với các muối có thuộc tính độc hại, Phèn nhôm ít độc hơn và có năng lực keo tụ cao nhất.

– Phèn chua có sẵn trên thị trường, tiết kiệm chi phí đáng kể trong quá trình sử dụng.

– Trong quy trình keo tụ, nhôm sunfat rất dễ kiểm soát, đơn giản.

Nhược điểm của phèn nhôm

– Chi phí có thể dễ tăng hơn bởi trong quá trình sử dụng phèn nhôm, cần phải sử dụng thêm các chất trợ keo tụ và trợ lắng khác như NaOH để giúp cân bằng lại độ pH, giúp quá trình diễn ra hiệu quả hơn.

– Phèn chua là chất xử lý nước thải có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ (tan, không tan) và các kim loại nặng thường hạn chế. Có thể gây ra hiện tượng tăng lượng SO4 (loại có độc tính đối với sinh vật) trong nước thải sau xử lý.

– Khi dùng phèn chua có thể àm lượng Al dư trong nước > so với khi dùng chất keo tụ khác và có thể lớn hơn tiêu chuẩn với (0,2mg/lit).

-Nồng độ sử dụng phèn nhôm hoạt động hiệu quả nhất khi ở độ pH khoảng 5,5 – 7,5 khi xử lý nước hồ bơi hay trong công nghiệp xử lý nước thải công cũng như các hoạt động khác.

– Phèn chua hoạt động dưới nhiệt độ thích hợp của nước (khoảng 20 – 40oC).

– Cần tính toán kỹ lưỡng số lượng phèn chua, sử dụng sao cho vừa đủ, hợp lý cho nước cần keo tụ, tránh hiện tượng cho quá liều dẫn đến quá trình keo tụ bị phá hủy, không có tác dụng.

– Ngoài ra, cần chú ý đến: Các thành phần ion có trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn chu, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng…